Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn luôn trong tình thế phải nỗ lực tổ chức “giải cứu” cho thị trường nông sản khi nhiều mặt hàng liên tiếp rơi vào những tình huống “dở khóc dở cười”. Trong khi đó, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng đầu tư vào nông nghiệp (NN). Nếu nắm bắt được cơ hội, Việt Nam sẽ trở thành khu vườn hay nhà bếp của thế giới.
Thách thức
Việt Nam có 3 lợi thế mạnh. Đó là nông nghiệp, du lịch và nguồn nhân lực. Nông nghiệp có thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập, nhưng hiện nay lợi thế này chưa được khai thác hiệu quả. Một trong những nguyên nhân đó là mối liên kết giữa “các nhà” chưa hiệu quả, trong đó có mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Mối liên kết này thời gian qua lỏng lẻo, để mối liên kết này chặt chẽ thì doanh nghiệp phải hợp tác thông qua 1 pháp nhân đại diện, đó là hợp tác xã. Mặc dù có sự chuyển đổi Hợp tác xã theo luật mới năm 2012, nhưng hầu hết vẫn là “bình mới rượu cũ”. Các Hợp tác xã vẫn hoạt động thiếu hiệu quả, trình độ quản lý thấp…
Bên cạnh đó, nhà nước đưa ra một số chính sách cho nông nghiệp, nhưng nhằm mục đích quản lý nhiều hơn là mang lại lợi ích trực tiếp cho các đối tượng trong chính sách. Các cơ quan, ngành, địa phương được thành lập cũng là để quản lý chính sách dễ hơn. Người làm chính sách chưa sâu, sát thực tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Muốn xây dựng gắn kết bền vững, cần đưa ra cho 2 đối tượng này những sự lựa chọn, đem đến lợi ích cho các bên. Câu chuyện gắn kết giữa nông dân-doanh nghiệp đã được nói đi nói lại rất nhiều, được đẩy lên thành phong trào “nóng” ở nhiều địa phương, nhưng chưa có nhiều mối liên kết hiệu quả.
Nhìn từ Hàn Quốc, Nhật Bản người nông dân chỉ biết sản xuất theo đúng quy trình, đầu vào và đầu ra đã có doanh nghiệp. Ở đó, DN chủ động trong mối liên kết và xây dựng hướng ra cho sản xuất NN. Trong khi ở Việt Nam mới chỉ có quy hoạch về số lượng, rồi thả nổi chứ không có sự quản lý về thức ăn chăn nuôi, con giống, chưa quan tâm về nơi giết mổ, chế biến, nơi tiêu thụ. Mặc dù chưa nuôi đến số lượng lớn như định hướng quy hoạch nhưng tình trạng lợn đã dư, thừa, giá xuống tận đáy, phải giải cứu lợn. Vì thế chúng ta phải giải quyết tận gốc vấn đề, đó là quy hoạch phải gắn với sản xuất, theo chuỗi sản xuất, Nhà nước phải vào cuộc…
Cần những thay đổi
Năm năm gần đây, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ) bao giờ cũng dành một phiên để bàn về “tầm nhìn mới trong nông nghiệp”. Tại đó, hàng chục tập đoàn xuyên quốc gia thường xuyên trao đổi, phối hợp với Việt Nam để bàn chiến lược đầu tư vào ngành NN. Báo cáo dài hạn gần đây của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc (FAO, UNDP…) đều cho thấy, về lâu dài, dân số toàn cầu sẽ tăng, thu nhập thế giới cải thiện, nhu cầu về nông sản tăng, giá nông sản cũng tốt lên. Đây được coi là cơ hội không thể tốt hơn đối với NN Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hoá những cơ hội đó, chúng ta cần phải có những thay đổi kể từ chính sách đến hạ tầng phục vụ sản xuất NN cũng như xây dựng thị trường lưu thông.
Mặt khác, sau một thời gian chạy theo kinh tế ảo, nhất là về tài chính, bất động sản, rất nhiều nơi đổ vỡ. Doanh nghiệp quay về nền kinh tế thật, mà cái gốc là kinh tế NN – tạo ra của cải, vật chất. Trong khi đó, nhiều người bắt đầu lo ngại biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro, bệnh dịch, phạm vi cung cấp nông sản ngày càng thu hẹp. Vì thế, những nước có lợi thế về NN như Việt Nam trở thành địa bàn mạnh mà nhiều thị trường trân trọng.
Nước ta hiện có hai phong trào lớn xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu sản xuất NN, nếu làm tốt, sẽ giúp phát triển nền NN hiện đại. Cả hai phong trào đó đều cần vốn lớn, thực lực mạnh về công nghệ, thị trường trong và ngoài nước, cần nâng tầm tổ chức sản xuất và quản lý ở mức cao. Tất cả điều đó, không thể trông cậy vào nguồn nào, ngoài sự đầu tư của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nước.
Để doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong mối liên kết với nông dân, nhà nước cần ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì với các doanh nghiệp lớn hàng trăm nghìn tỷ với các mô hình công nghệ hiện đại, sức lan toả này chưa lớn, nông dân khó theo được…
Một số doanh nghiệp nước ta đã đầu tư nghiên cứu, tính toán và đi trước một bước vào đầu tư NN. Nhiều “đại gia” đang tiếp tục đầu tư, khai thác “mỏ vàng” NN. Nếu nông dân Việt đáng tự hào thì đội ngũ doanh nhân của chúng ta rất đáng nể và họ đang đi đúng hướng để đến với nhau.
Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017
Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam: Đã tìm được hướng đi mới
Đăng bởi vuagroup.com 20:35 Kinh tế xanh | Bình luận: 0
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Đăng nhận xét